1. Trang chủ
  2. Bóng đá quốc tế

Liệu những nỗ lực cải thiện tài chính của Barca có thật sự hiệu quả?

Jason Todd

Đây là góc nhìn của ông Eduard Romeu, cựu Phó Chủ tịch Tài chính của Barca, trên tờ SPORT (Tây Ban Nha) về tình hình tài chính của Barca trong những năm gần đây:

“Như tôi đã nhiều lần đề cập khi còn có vinh dự giữ chức Phó Chủ tịch Tài chính của Barca, và cả khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại bất kỳ công ty nào khác, các vấn đề thường có thể phát sinh trong thời gian ngắn, trong khi việc giải quyết chúng thường tốn nhiều công sức và thời gian.

Lời giới thiệu này nhằm mục đích bàn về quỹ lương của Barca. Đầu tiên, cần phải giải thích rằng trong suốt nhiệm kỳ của Sandro Rosell và 2 mùa giải đầu tiên dưới thời Josep Maria Bartomeu, quỹ lương của Barca luôn được duy trì ở mức 65% trên tổng doanh thu, tức từ 300 đến 430 triệu euro tùy thuộc vào mức tăng trưởng doanh thu của CLB qua mỗi mùa giải.

Vấn đề lớn về quỹ lương bắt nguồn từ mùa giải 2017/18.

Kể từ đó - trùng hợp với sự kiện Neymar chuyển đến PSG với giá 222 triệu euro, cũng là số tiền giải phóng hợp đồng của cầu thủ người Brazil - quỹ lương luôn ở mức không dưới 600 triệu euro, tức luôn cao hơn 70% tổng doanh thu CLB, đỉnh điểm là lên tới 98% trong mùa giải 2020/21.

Barca bắt đầu gặp vấn đề tài chính kể từ khi Neymar chuyển sang PSG.
Barca bắt đầu gặp vấn đề tài chính kể từ khi Neymar chuyển sang PSG.

Mức lương tăng cao của nhiều cầu thủ đội một và đại dịch Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến những hệ quả còn lại mà chúng ta đã biết.

Trước tình hình đó, cộng với nhu cầu làm mới một đội hình vốn dĩ đã phình to và nhiều cầu thủ đã lớn tuổi, ban lãnh đạo CLB do Joan Laporta chủ trì buộc phải áp dụng kế hoạch ‘thắt lưng buộc bụng’ trên mọi phương diện và đồng thời phải tương thích với hiệu quả về mặt thể thao.

Bởi ở một CLB như Barca, bạn luôn buộc phải chiến đấu cho mọi danh hiệu. Cuối cùng, sau ba năm nỗ lực không ngừng, vào mùa giải trước 2023/24, quỹ lương của CLB đã được đưa xuống mức 60% so với tổng doanh thu - một con số kỳ công và lịch sử - ở mức 492 triệu euro.

Nỗ lực ấn tượng và cần thiết này đồng nghĩa với việc Barca đã giảm khoảng 180 triệu euro quỹ lương so với giai đoạn đỉnh điểm.

Để dễ hình dung, so sánh với các CLB hàng đầu châu Âu khác, chỉ xét đến quỹ lương của riêng đội một môn bóng đá nam (những CLB được so sánh không có nhiều đội chuyên nghiệp như Barca), Barca xếp thứ 5 với quỹ lương 399 triệu euro. 

Theo dữ liệu đã được xác minh và tiếp cận được, PSG dẫn đầu về quỹ lương với 574 triệu euro, tiếp theo là Man City với 497 triệu euro. Real Madrid đứng thứ 3 với 459 triệu euro, Chelsea đứng thứ 4 với 420 triệu euro. Bayern Munich đứng thứ 6 với 394 triệu euro – chỉ ít hơn Barca 5 triệu euro. 

Barca đã có nhiều nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện tình hình tài chính trong những năm qua.
Barca đã có nhiều nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện tình hình tài chính trong những năm qua.

Quỹ lương 399 triệu euro của đội 1 bóng đá nam Barca cho thấy mức sụt giảm 29% so với mùa giải trước. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của toàn thể bộ máy CLB và đã được Chủ tịch LaLiga Javier Tebas khen ngợi.

Công việc nói trên tốn nhiều công sức và gian nan. Barca đã phải hy sinh rất nhiều để đạt được thành quả này, bao gồm cả việc gạt bỏ nhiều khía cạnh – từ đó gây ra hoàn cảnh đau thương cho nhiều người.

Sau bao nhiêu nỗ lực và hy sinh, giờ đây CLB cần duy trì sự cân bằng này, không mở rộng quá mức để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bởi vì, như tôi đã nói, các vấn đề thường nảy sinh nhanh chóng.

Do đó, Barca cần đặt cược vào lò đào tạo trẻ của mình. La Masia là nguồn tài năng vô tận. Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong mùa giải vừa qua với sự xuất hiện của Lamine Yamal, Pau Cubarsi, Fermin Lopez và Hector Fort. Nhờ lò đào tạo trẻ, việc phục hồi kinh tế đang trở nên dễ dàng hơn. Barca cần tiếp tục đầu tư vào lò đào tạo trẻ.”

heartlike
0 người khác thích nội dung này.
comment 0 bình luận
Thích Thích
  • Thả tim Thả tim
  • Giận dữ Giận dữ
  • Cười khóc Cười khóc
  • Ngạc nhiên Ngạc nhiên
  • Khóc Khóc
  • Yêu Yêu
Jason Todd