1. Trang chủ
  2. Bóng đá quốc tế

Quản lý Cristiano Ronaldo: Làm việc với tài năng, tiêu chuẩn nghề nghiệp và cái tôi

Jason Todd

Paul Clement, trợ lý của HLV Ancelotti tại Real Madrid, nhớ về những năm Ronaldo tỏa sáng tại Bernabeu.

“Chúng tôi trở về rất muốn muộn sau trận đấu sân khách ở Champions League, vì có 1 cuộc kiểm tra doping, rồi lại đến sân bay và tốn nhiều thời gian để sắp xếp hành lý. Thông thường, cả đội sẽ trở lại sân tập ở Madrid lúc 3 hay 4 giờ sáng.

Khi ấy, các cầu thủ sẽ được phép tập luyện vào chiều cùng ngày. Vậy nên dễ hiểu khi họ lập tức lấy hành lý rồi rồ xe ra về khi vừa đặt chân đến Madrid.”

Tuy nhiên, không phải ai cũng thế.

“Tôi quay lại và thấy Ronaldo đang kéo Pepe cùng Coentrao về phía tòa nhà chính để tắm nước đá. Đúng, 4 giờ sáng và cậu ta không chỉ làm việc đó 1 mình mà còn kêu gọi những cầu thủ khác tham gia.

Đó là hành động của sự chuyên nghiệp và nó cứ lặp đi lặp lại. Và những hành động nhỏ nhặt ấy đã giúp Ronaldo chạm đến mức siêu phàm.”

Ronaldo nghe cứ như 1 mẫu học trò lý tưởng của các HLV vậy. Chỉ cần nhìn vào cách anh làm việc, những con số thống kê, bàn thắng, kỷ lục - số danh hiệu có thể lấp đầy 1 gara máy bay, nỗi ám ảnh trở thành người giỏi nhất 24/7.

Ronaldo dường như là mẫu cầu thủ trong mơ của các HLV.
Ronaldo dường như là mẫu cầu thủ trong mơ của các HLV.

Nhưng thực tế quản lý Ronaldo lại không dễ như vậy, như trường hợp của Solsa, Ralf Rangnick và đặc biệt là Ten Hag trong lần thứ 2 siêu sao người Bồ khoác áo Man Utd.

Trong khi Sir Alex Ferguson đã làm mọi chuyện thật dễ dàng trong lần đầu Ronaldo đến Man Utd, Ancelotti cũng vậy, Felipe Scolari thậm chí còn có vinh dự trở thành “người cha” cuối cùng của Ronaldo.

Có 1 yếu tố chung giữa các HLV đã khai thác tốt tài năng của Ronaldo: họ biết anh ấy xuất chúng nên luôn đối xử như thế anh là người đặc biệt nhất.

Tuy nhiên, có rất nhiều HLV khác - bao gồm Jose Mourinho, Rafa Benitez, Carlos Queiroz và Maurizio Sarri - lại phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp với Ronaldo vì không thể xử lý cái tôi của anh ấy.

Chốt lại, nguyên tắc vàng để làm việc với Ronaldo là: giữ cho anh ấy hạnh phúc. Nhưng đôi khi nói lại dễ hơn làm nhiều lắm.

Bài học đầu tiên là hãy chiều chuộng Ronaldo nếu cần thiết. Hãy xoa dịu cái cái tôi của anh ấy bằng cách trò chuyện. Ronaldo cần cảm thấy được yêu thương. Anh luôn muốn là người quan trọng nhất nên hãy đối xử với anh ấy như 1 vị vua.

Thành thật mà nói, Ronaldo luôn xuất hiện trong tâm thế như “những người xuất hiện trên tiền mặt” vậy.

Ronaldo luôn xuất hiện với tâm thế là người giỏi nhất thế giới.
Ronaldo luôn xuất hiện với tâm thế là người giỏi nhất thế giới.

Một HLV thông minh là người biết đưa ra các ưu đãi xứng đáng. Khi lần đầu dẫn dắt Real Madrid, Ancelotti tin rằng 4-3-2-1 là đội hình tốt nhất cho Los Blancos. Nhưng có 1 lý do ông không sử dụng đội hình đó.

Clement nói: "Tôi vẫn nhớ trong giai đoạn tiền mùa giải, Ancelotti đã xây dựng chiến thuật mới cho đội với Ronaldo chơi ở vai trò của một tiền đạo cắm và thử nghiệm nó trong các buổi tập lẫn giao hữu.

Dù vậy không lâu sau đó đích thân Ronaldo đến gặp Ancelotti và thẳng thắn chia sẻ rằng cậu ấy cảm thấy sẽ thoải mái hơn khi chơi ở cánh trái, đó là vị trí mà cậu ấy được tự do xâm nhập vòng cấm, phối hợp, tạt bóng, dứt điểm... những điều đó đã ít nhiều bị hạn chế khi cậu ấy chơi ở trung lộ

Và bạn biết đấy, lắng nghe là một trong những điểm mạnh nhất của Ancelotti. Tất cả những gì mà ông ấy đáp lại Ronaldo là: 'Được rồi, cậu phải cảm thấy thoải mái, đó mới là điều quan trọng nhất'. 

Sau đó Ancelotti đã có những tinh chỉnh và phát triển trong hệ thống của mình để giúp Ronaldo được tự do khi chơi bóng và tỏa sáng rực rỡ.”

Khác với các HLV muốn thể hiện cái uy của mình ngay từ đâu, Ancelotti nhận ra rằng làm theo ý của Ronaldo cũng có thể giúp mình thành công. Nhưng đừng đánh đồng điều này với “sức mạnh cầu thủ” hay việc Ronaldo được chiều chuộng quá mức.

Ancelotti thành công ở Real Madrid nhờ khả năng 'thấu hiểu' Ronaldo.
Ancelotti thành công ở Real Madrid nhờ khả năng 'thấu hiểu' Ronaldo.

Có lẽ đây chính là điểm khiến Benitez thất bại khi kế nhiệm Ancelotti vào năm 2015.

“Sai lầm lớn nhất là cố đưa Ronaldo vào hệ thống hay đặt chiến thuật lên trên cầu thủ,” Một cựu HLV của Real Madrid giấu tên cho biết. “Đó là điều Rafa đã làm. Bạn cần đủ thông minh để xây dựng đội bóng xung quanh Ronaldo.

Điều đó đến từ việc đôi khi các HLV muốn Ronaldo hành xử như 1 cầu thủ bình thường. Đó là sai lầm lớn đấy.”

Nhưng Aitor Karanka, 1 trong những trợ lý của Mourinho ở Real Madrid, lại có quan điểm hơi khác.

“Một cầu thủ như Ronaldo luôn khác biệt, nhưng với Mourinho, đội bóng là trên hết,” Karanka nói. “Có những khoảnh khắc Ronaldo làm thứ cậu ấy thích, nhưng đôi khi Mourinho biết rằng cả đội cần phòng ngự. Và Ronaldo sẽ là người đầu tiên làm việc ấy.

Bạn phải cho Ronaldo thấy rằng ngoài những lúc ghi bàn, cậu ấy cũng cần thực hiện những điều mang tính chiến thuật nhất định.”

Ronaldo có ám ảnh với việc trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới?

“Đúng,” Karanka thẳng thắn. “Tất cả chúng ta đều muốn nghe rằng mình là người giỏi nhất. Và khi đã làm được điều đó, bạn còn muốn nhiều hơn thế.

Đôi khi đó là yếu tố động lực. Khi chưa được công nhận, Ronaldo sẽ muốn lập tức chứng minh vào ngày hôm sau rằng mình là người giỏi nhất. Rồi cậu ấy sẽ trở lại và hỏi bạn: ‘Ông không thấy tôi là người giỏi nhất ư?’.”

Nếu nói Mourinho không thành công ở Real Madrid thì thật bất công. Ông chính là người đầu tiên phá vỡ sự thống trị của Barca dưới thời Pep Guardiola, và vô địch La Liga năm 2012 với 100 điểm kỷ lục.

Mối quan hệ của Mourinho với Ronaldo có thể xấu đi đáng kể, nhưng cũng có những khoảng thời gian hạnh phúc.

“Thật vinh dự khi được ở chung bầu không khí với Ronaldo,” Karranka nói. “Việc huấn luyện Ronaldo rất dễ dàng. Cậu ấy chắc chắn là người chuyên nghiệp nhất mà tôi biết; từ những yêu cầu tự đặt cho bản thân, mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo đến tự cải thiện mỗi ngày.”

Mourinho là HLV hiếm hoi có thể yêu cầu Ronaldo làm theo điều mình muốn.
Mourinho là HLV hiếm hoi có thể yêu cầu Ronaldo làm theo điều mình muốn.

Theo thời gian, Mourinho dường như quên mất mình đang làm việc với 1 cầu thủ phức tạp và nhạy cảm, người cần được HLV yêu mến. Đó cũng chính là sai lầm của Benitez, người có khoảng thời gian ngắn ngủi đáng quên ở Real Madrid.

Ngay khi nhận việc ở thủ đô Tây Ban Nha, ông liền đến thăm ĐT Wales để gặp Gareth Bale nhưng lại không hề làm điều đó với Ronaldo. Mối quan hệ bắt đầu xấu đi và nhiều hoài nghi xuất hiện.

Có sẽ bạn sẽ khoái chí khi Benitez từ chối chiều theo cái tôi của Ronaldo. Hoặc có thể đó là sự yếu kém của ông? Ông thầy người Tây Ban Nha quá lạc quan và bảo thủ với phương pháp làm việc của mình.

Benitez không bao giờ có thể tìm ra công thức chiến thắng với Ronaldo và hậu quả là ông chỉ trụ được ở Real Madrid 7 tháng.

Benitez phải sớm rời Real Madrid vì dám đề cao mình hơn Ronaldo.
Benitez phải sớm rời Real Madrid vì dám đề cao mình hơn Ronaldo.

Khi trò chuyện với Ferguson về Ronaldo, điều đầu tiên bạn thấy sẽ là cách mắt ông ấy sáng lên. Ông thích trò chuyện về chàng trai mà ông đã “cướp” khỏi tay ArsenalLiverpool.

Ferguson viết trong cuốn tự truyện của mình: “Ronaldo là cầu thủ tài năng nhất mà tôi từng huấn luyện. Cậu ấy vượt qua tất cả những cái tên vĩ đại khác ở Man Utd.”

Và sự ngưỡng mộ xuất hiện ở cả 2 chiều. Không khó để bạn nhận ra tình cảm mà Ferguson và Ronaldo dành cho nhau - thứ tình cảm vượt qua bóng đá.

Ronaldo chưa bao giờ quên sự cảm thông của Ferguson dành cho mình sau cái chết của người bố vào năm 2005, hay cách ông ra sức bảo vệ mình sau lùm xùm về chiếc thẻ đỏ của Rooney trong trận đấu giữa Anh và Bồ Đào Nha ở World Cup 2006.

Tuy nhiên, đừng nghĩ Ronaldo không phải là nạn nhân của “máy sấy tóc” Alex Ferguson. Không có nhiều HLV dám chỉ trích siêu sao người Bồ, nhưng Alex Ferguson thì có.

Sir Alex Ferguson thật sự là 'người cha thứ 2' của Ronaldo.

Mối quan hệ giữa Ronaldo và Solsa lại là câu chuyện khác, nhưng nhìn chung ông vẫn là người luôn tôn trọng Ronaldo. Ngược lại, siêu sao người Bồ có rất ít thời gian dành cho cả Rangnick và Ten Hag - nguyên nhân khiến mối quan hệ nhanh chóng xấu đi.

Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm sau chuỗi các sự kiện dẫn đến việc Ronaldo muốn lập tức rời đi, cũng như tổ chức 1 cuộc phỏng vấn với Piers Morgan. 

Chân sút 39 tuổi công khai cho rằng mình bị “phản bội” khi không được ra sân thường xuyên, còn Man Utd thì dần đánh mất vị thế kể từ lần đầu anh rời đi vào 12 năm trước.

Điều thú vị là hầu hết CĐV Man Utd khi ấy lại đứng về phía Ten Hag. Nhưng cũng đúng thôi, vì dù vẫn sung sức, Ronaldo rõ ràng không còn là cầu thủ như xưa. Và có lẽ đó là điều khó chấp nhận đối với 1 người như anh.

Mối quan hệ giữa Ten Hag và Ronaldo rạn nứt vì 'chẳng ai nhường ai'.
Mối quan hệ giữa Ten Hag và Ronaldo rạn nứt vì 'chẳng ai nhường ai'.

Tóm lại, làm thế nào để bạn khuyên bảo 1 người đã đưa sự nghiệp của mình chạm đỉnh cao nhất? Làm thế nào để nói với người từng 5 lần giành QBV rằng anh ta có thể làm gì tốt hơn?

Câu trả lời tóm lại là không.

Vì vậy, công bằng mà nói có những thách thức nhất định đối với Roberto Martinez ở Bồ Đào Nha và Luis Castro với Al Nassr. Nhưng nên nhớ những HLV biết cách chiều chuộng Ronaldo đúng cách thường sẽ được tưởng thưởng bằng các phần quà xứng đáng.

heartlike
0 người khác thích nội dung này.
comment 0 bình luận
Thích Thích
  • Thả tim Thả tim
  • Giận dữ Giận dữ
  • Cười khóc Cười khóc
  • Ngạc nhiên Ngạc nhiên
  • Khóc Khóc
  • Yêu Yêu
Jason Todd